Bàn Thờ

Cúng Thần Tài rằm tháng 7 cần chuẩn bị và lưu ý gì?

cúng thần tài ngày rằm tháng 7

 Cúng Thần Tài rằm tháng 7 được xem là cách để gia chủ thể hiện lòng thành kính của gia đình tới các vị thần linh. Đây là ngày rằm lớn có vai trò quan trọng không chỉ với những người kinh doanh mà còn nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Vậy khi cúng ngày rằm tháng 7 cần lưu ý những vấn đề gì? Bài viết dưới đây từ chuyên gia của Mộc Gia Group sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn.

cúng thần tài ngày rằm tháng 7

Cúng thần tài ngày rằm tháng 7 là việc quan trọng

Cúng Thần Tài rằm tháng 7 và những điều bạn cần biết

Thần Tài, Ông Địa là ai?

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam nói riêng và một số nước phương Đông nói chung, Thần Tài là một vị thần mang lại tài lộc, tiền bạc, may mắn và của cải. Tại Việt Nam, việc cúng Thần Tài trở nên khá phổ biến, nhất là ở khu vực Nam Bộ. Mọi người đều coi ông như là một vị thần cai quản mọi của cải trong nhà, đồng thời có thể thu hút tài lộc.

Thông thường, Thần Tài sẽ được sắp xếp chung bàn thờ với ông Địa, được đặt ở dưới đất và có hướng nhìn ra cửa chính của căn nhà. Chúng ta thường nhận thấy Thần Tài sẽ có tóc  màu trắng, râu rậm dài, mặc áo gấm và trên tay cầm những thỏi vàng.

Thần Tài, Ông Địa

Thần Tài là một vị thần mang lại tài lộc, tiền bạc và may mắn đến cho mọi người.

Cúng Thần Tài rằm tháng 7 có ý nghĩa như thế nào?

Có thể bạn chưa biết, tục cúng Thần Tài vào rằm tháng 7 có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm đầu của thế kỷ 20. Ông Thần Tài mang yếu tố tâm linh trong đời sống sinh hoạt của người Việt nói riêng và người dân Đông Nam Á nói chúng.

Tất cả mọi người, nhất là những người làm ăn kinh doanh thường cúng Thần Tài. Hầu hết mọi người luôn cầu mong công việc làm ăn, buôn bán được thuận lợi, hanh thông trong mọi vấn đề. Vậy nên, họ hy vọng rằng, cúng Thần Tài để công việc gặp nhiều may mắn, hỗ trợ công việc phát triển, hút của cải vật chất vào trong nhà.

Mâm ngũ quả đầy đủ trong ngày cúng Thần Tài rằm tháng 7

Mâm ngũ quả đầy đủ trong ngày cúng Thần Tài rằm tháng 7

Cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7 cần ghi nhớ điều gì?

Cúng Thần Tài nhất là ngày rằm tháng 7 như nào mới đúng, mang lại may mắn cho gia chủ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay những điều cần phải ghi nhớ về ngày cúng Thần Tài nhé!

Đồ cúng Thần Tài rằm tháng 7

Bàn thờ cúng Thần Tài gia chủ hãy đặt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, ưu tiên nhất là khu vực có ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, các bạn có thể thắp thêm đèn nếu độ sáng tự nhiên chưa đạt yêu cầu.

Cúng Thần Tài rằm tháng 7 nhất định phải có những món đồ sau:

  • Tượng Thần Tài được đặt bên trái, còn tượng Thổ Địa gia chủ hãy đặt bên phải bàn thờ.
  • Bát nhang để vị trí ở giữa bàn thờ.
  • Lọ hoa nên bố trí để bên tay phải. Thông thường mọi người hay sử dụng hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc… 
  • Đĩa hoa quả cúng nên gồm 5 loại hoa quả, trái cây khác nhau và đặt bên phải.

Ngoài ra, một số vật dụng khác cần phải chuẩn bị như chén nước, đèn hoặc nến, đĩa để đựng các đồ lễ. Ngoài ra, các bạn có thể đặt cạnh bàn thờ một chậu cây xanh, tươi tốt quanh năm nhằm tăng thêm linh khí, vượng khí trong nhà.

Bàn thờ cúng Thần Tài vào rằm tháng 7 phải được đặt ở vị trí đầy đủ ánh sáng

Bàn thờ cúng Thần Tài vào rằm tháng 7 phải được đặt ở vị trí đầy đủ ánh sáng

Mâm cúng Thần Tài rằm tháng 7

Trên bàn thờ, những món không thể thiếu khi cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7 gồm bánh hỏi, heo quay, chuối, bưởi,… Ngoài ra, gia chủ có thể mua thêm giấy cúng riêng dành cho Thổ Địa –  Thần Tài. Bởi việc cúng này chủ yếu là xuất phát từ lòng thành tâm của mỗi người.

Vậy lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7 gồm những gì? Thông thường, lễ chay sẽ thường được cúng Thần Tài vào ngày đầu tháng (còn gọi là lễ Sóc) hay vào chiều tối ngày rằm (gọi là lễ Vọng). Với lễ chay, thì gia chủ sẽ bày nhang (hương), hoa tươi, trầu cau, tiền vàng và trái cây lên bàn thờ. Ngoài lễ chay thì các bạn có thể tham khảo thêm cúng lễ mặn gồm một số món như heo quay, rượu, thịt gà luộc và một số món mặn khác.

Mâm cúng bàn thờ Ông Địa, Thần Tài ngày rằm tháng 7

Mâm cúng bàn thờ Ông Địa, Thần Tài ngày rằm tháng 7

Bài cúng Thần Tài rằm tháng 7 

Thông thường, những người hay cúng, nhất là với những hộ kinh doanh, buôn bán sẽ có bài cúng Thần Tài vào rằm tháng 7 riêng. Còn với hộ gia đình bình thường, họ sẽ thắp nhang và khấn như ngày thường. Vậy văn cúng Thần Tài rằm tháng 7 và ngày rằm có những điểm gì khác nhau?

Khi cúng Thần Tài, chúng ta cần phải thành tâm và nên nói chi tiết họ tên, địa chỉ đang ở hoặc kinh doanh hiện nay. Tiếp đó là nói rõ ngày, tháng, năm cúng Thần Tài, lý do cúng và cần xin những gì,… Nếu chưa biết nội dung cúng là gì, các bạn có thể tìm hiểu trên mạng internet, sau đó in ra và sử dụng khi cần. Nếu có thể học thuộc, các bạn nên học thuộc để khấn cho tự nhiên, lưu loát.

Văn khấn cúng thần tài rằm tháng 7

Với những hộ gia đình không kinh doanh, buôn bán, họ sẽ thắp nhang và khấn bình thường.

Các nghi lễ khi cúng Thần Tài rằm tháng 7

Một số hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, họ sẽ thắp nhang và khấn vào buổi sáng trước khi mở cửa hàng. Những hộ gia đình còn lại thường thắp nhang vào buổi tối. Về thời gian thắp nhang cũng như khấn thường là không cố định. Tuy nhiên, các bạn nên chọn những giờ tốt để cúng Thần Tài rằm tháng 7 sẽ tốt hơn.

Chén nước trên bàn thờ gồm 5 chén sạch, cần được rửa sạch trước khi đựng. Các bạn không nên lấy đầy chén nước quá đầy để hạn chế tình trạng nước bị sánh ra bàn thờ, không tốt. Ngoài ra, các bạn lưu ý thêm  về việc tỉa bớt chân nhang để tránh đầy lư nhang. Bạn nên để 5 chén nước trên bàn thờ và cần phải rửa sạch trước khi đựng.

Nghi lễ cúng thần tài ngày rằm tháng 7

Nghi lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7

Cúng Thần Tài rằm tháng 7 cần lưu ý điều gì?

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bàn thờ cúng Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài mặc dù để dưới đất nhưng chúng ta cần phải lưu ý, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bàn thờ. Các bạn có thể tắm các vị Thần Tài, Thổ Địa bằng nước sạch, lau khô và thắp nhang để khấn.

Mâm cúng Thần Tài rằm tháng 7 nên ưu tiên các loại đồ ngọt

Với những bàn thờ mới lập, các bạn nên thắp nhang cúng liên tục trong 100 ngày. Việc làm này giúp bàn thờ tụ khí, thu hút nhiều tài lộc, của cải hơn. Ánh sáng tự nhiên, đèn điện nên được thắp sáng liên tục và khi cần khấn, xin việc gì thì nên thắp 3 nén ngang theo hàng ngang.

Trong dân gian tương truyền, Thần Tài thường thích ăn đồ ngọt. Vậy nên ưu tiên các loại đồ ngọt khi bày lễ, việc làm đó sẽ tỏ lòng thành tâm đến các vị thần hơn.

Mâm cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7

Mâm cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7

Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết sẽ giúp mọi người biết cách cúng Thần Tài rằm tháng 7 sao cho chỉn chu nhất. Việc thờ cúng đúng quy cách sẽ giúp công việc của chúng ta gặp nhiều may mắn, hanh thông và gặp nhiều thuận lợi hơn.