Uncategorized

Nhà có người mới mất nên kiêng gì để tránh những điềm gở?

Nhà có người mới mất nên kiêng gì

 Nhà có người mới mất nên kiêng gì? Đây là vấn đề mà chúng ta nên và cần phải quan tâm, nhất là đối với những gia đình vừa có người thân qua đời. Nếu Nếu như bạn cũng đang muốn tìm lời giải đáp cho vấn đề này thì hãy tham khảo một số chia sẻ của Mộc Gia Group trong bài viết dưới đây.

Nhà có người mới mất nên kiêng gì đang là băn khoăn của nhiều người

Nhà có người mới mất nên kiêng gì đang là băn khoăn của nhiều người

Nhà có người mới mất nên kiêng gì?

Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia có nền văn hóa tín ngưỡng rất đa dạng. Theo đó cũng có rất nhiều vấn đề liên quan đến những ngày quan trọng như ngày lễ, tết, ma chay, cưới hỏi,… mà chúng ta cần nắm được để tránh phạm phải những điều tối kỵ. Việc kiêng kỵ trong các dịp lễ nói chung và kiêng khi trong nhà có người mới mất là để tránh gặp phải những điều xui xẻo, xua tan tà khí, mang lại sự bình yên và may mắn cho gia đình.

Trong nhà có người mới mất nên kiêng gì? Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ mà bạn cần biết:

Kiêng thăm nhà người khác trong ngày đầu xuân năm mới

Ngày tết là một dịp nghỉ lễ lớn nhất và cũng dài nhất trong năm đối với người Việt. Đây là dấu mốc để chào đón một năm mới đến với mong cầu nhiều điều may mắn, tài lộc, bình an. 

Trong những ngày đầu xuân, khởi đầu năm mới như vậy thì những gia đình mới có tang không nên đến thăm hỏi, chúc tết nhà người khác. Có thể thấy hầu như mọi vùng miền trên đất nước đều kiêng kỵ vấn đề này. 

Kiêng thăm nhà người khác vào dịp tết

Kiêng thăm nhà người khác vào dịp tết

Quan niệm dân gian cho rằng khi nhà có tang thì sẽ mang theo nhiều âm khí. Trong khi năm mới thì mọi người ai cũng đều mong muốn những điều tốt lành, may mắn chứ không ai muốn trong năm sẽ gặp phải sự mất mát, buồn đau, xui xẻo. Cũng vì quan niệm như vậy mà nhà có người mới mất nên kiêng không đến chúc tết nhà người khác ít nhất là 3 ngày tết.

YouTube video

Kiêng sử dụng lại quần áo, giường chiếu, đồ đạc của người đã mất

Có nhiều quan niệm truyền tai nhau trong dân gian cho rằng, người đã khuất vẫn sẽ nhớ đến những đồ dùng, vật dụng của mình khi đã về với thế giới bên kia. Vì vậy, nếu như sử dụng những đồ đạc, vật dụng của họ thì có thể người đó sẽ quay về để đòi lại. Như vậy sẽ khiến cho người sử dụng có thể bị đau ốm liên miên, quặt quẹo. Nhiều trường hợp nặng hơn còn có thể bị bắt theo người đã mất. 

Do đó, nếu bạn có để ý thì sẽ thấy các gia đình có người mới mất thường sẽ hỏa táng hết những đồ dùng, vật dụng của người đã mất để họ có thể nhận lại ở dưới cõi âm.

Đốt đồ đạc của người đã mất

Đốt đồ đạc của người đã mất

Kiêng việc cưới hỏi khi trong nhà có người mới mất

Kiêng cưới hỏi có lẽ là điều mà nhiều người sẽ nghĩ đến ngay khi được hỏi nhà có người mới mất nên kiêng gì. Thời gian để hoãn lại hoặc dừng chưa tổ chức đám cưới là dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ của gia đình đối với người mới mất. Chẳng hạn như ông bà mất thì kiêng 1 năm, bố mẹ mất thì kiêng 3 năm, là cô, dì, chú, bác,… mất thì tùy nơi, có nơi kiêng 100 ngày hoặc là lâu hơn. 

Việc kiêng cưới hỏi khi trong nhà có người mới mất là để giữ đạo hiếu đối với người mất. Bên cạnh đó, cưới hỏi là việc hỷ, là chuyện trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người. Kiêng cưới hỏi trong thời gian gia đình có người mới mất cũng là để tránh điều xui xẻo, âm khí cho tương lai của hai vợ chồng.

Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có người mất

Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có người mất

Kiêng động cuốc vào mộ trong thời gian chịu tang

Nhà có người mới mất nên kiêng gì thì trong số những điều kiêng kỵ này bao gồm cả việc kiêng động cuốc vào phần mộ của người đã mất trong thời gian con cháu chịu tang ông bà, cha mẹ. 

Sở dĩ có điều kiêng kỵ này là vì sau 3 ngày từ khi chôn cất người chết sẽ làm lễ mở cửa mã, mộ của người mất sẽ được đắp kỹ lưỡng. Từ sau thời gian này sẽ kiêng không đắp mộ trong thời gian một vòng tang. Việc kiêng kỵ này để tránh mồ mả bị sập hoặc động khi áo quan và thi hài người đã mất đang tan rữa. 

Vậy có người sẽ thắc mắc nếu như bị sụt lở thì phải làm thế nào? Nếu như trường hợp này xảy ra thì con cháu của người đã mất được phép đắp đất vào những chỗ bị sụt lún. Tuy nhiên khi đắp đất vào thì vẫn phải kiêng không được trèo lên mộ hoặc là không được động cuốc xẻng vào mộ.

Không động cuốc vào mộ

Không động cuốc vào mộ

Một số điều kiêng kỵ khác cho nhà có người mới mất 

Ngoài những điều kiêng kỵ khi trong nhà có người mới mất ở trên thì chúng ta cũng cần xem xét đến từng trường hợp cụ thể khác. Nhà có người mới mất nên kiêng gì với những nguyên nhân khác nhau cũng sẽ có những điều kiêng kỵ khác nhau.

Nhà có người mới mất ở ngoài đường

Nếu như người nhà mất ở ngoài đường thì người ta thường kiêng không đưa xác về nhà. Bởi quan niệm cho rằng việc đưa xác người chết về nhà sẽ mang theo nhiều âm khí, ảnh hưởng lớn đến việc sinh sống, làm ăn của mọi người trong nhà. 

Nhà có người mới mất do treo cổ tự tử

Khi người nhà mất do treo cổ thì kiêng không tháo sợi dây treo cổ ra mà phải dùng dao để chém đứt sợi dây đang treo người chết lơ lửng. Việc làm này là để dứt mối oan nghiệt, tránh được họa cho gia đình.

Nhà có người mới mất do treo cổ tự tử

Nhà có người mới mất do treo cổ tự tử

Nhà có con mất sớm

Không ai muốn phải chứng kiến cảnh kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh. Tuy nhiên mọi sự đều đã xảy ra rồi và những người sống vẫn phải cố gắng sống tiếp. Do đó mà một số nơi thường kiêng không để cho cha mẹ đi đưa tang con mất sớm. Mục đích là để tránh việc người làm  cha mẹ quá đau buồn mà gặp phải những trường hợp ảnh hưởng xấu đến tính mạng như ngất, đột quỵ, đột tử,…  Đồng thời, việc kiêng kỵ này còn để tránh nạn trùng tang. 

Hy vọng rằng những chia sẻ về việc nhà có người mới mất nên kiêng gì trên đây đã giúp bạn nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất. Chủ động kiêng kỵ để tránh được những vận xui, đen đủi đến cho gia đình mình và mọi người xung quanh. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

 Thông tin liên hệ:

Bàn thờ đẹp Mộc Gia Group

Địa chỉ: số 9D Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội

Website:  https://mocgiagroup.vn/.

Hotline: 1900 299 994