Tin Tức

Cách thay bát hương mới chuẩn phong thuỷ và thu hút tài lộc

tu tho nho gia re

 Thay bát hương mới là nghi thức không quá xa lạ đối với mỗi gia đình người Việt vào những ngày cuối năm. Nét truyền thống này được giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mặt khác, đây còn là văn hóa tâm linh đặc sắc trong phong phục tập quán của mỗi vùng, miền trên đất nước ta. Nhằm giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi “có nên thay bát hương mới không” cách thay bát hương chuẩn phong thủy. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

ban tho dung gia re2

Thay bát hương mới là điều cần thiết khi mua bàn thờ

Thay bát hương mới cần làm gì?

Thông thường, quy trình cúng thay bát hương mới được tiến hành theo các bước như sau:  

Cách vệ sinh bát hương mới

Trước tiên, bạn nên sắm riêng một chiếc khăn hoặc miếng vải mới, có kích thước vừa phải và giặt sạch sẽ. Tiếp theo, chuẩn bị một lát gừng giã nhỏ, rồi hòa cùng rượu trắng. Sau đó dùng khăn hoặc vải  cẩn thận nhúng vào rượu gừng để lau những bụi bẩn dính trên bát hương.

Chuẩn bị tro vào bát hương mới và thất bảo

Bạn có thể tìm mua tro ở các cửa hàng kinh doanh hàng mã hoặc ở chợ đều có. Tùy thuộc  vào kích thước của bát hương mà bạn ướm chừng và mua phù hợp, tránh lãng phí. 

Thất bảo được biết đến là các vật trang trí làm từ ngọc hoặc đá quý. Những sản phẩm này bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng bán vàng bạc, đá quý. 

THam khảo:

+ Những mẫu bàn thờ gia tiên đẹp 2021

+ Mẫu tranh trúc chỉ Mandala đẹp nhất

Bốc tro vào khi thay bát hương mới

Có một lưu ý về cách rửa bát hương mới mua đó là bạn phải rửa tay thật sạch bằng rượu gừng trước khi bốc tro vào bát hương. Trong quá trình thay bát hương mới, hãy từ từ bốc từng nắm tro và đếm lặp theo quy tắc sinh, lão, bệnh, tử. Đến khi bát hương gần đầy thì dừng lại ở “sinh”. Điều này có ý nghĩa giúp thu hút vận may và năng lượng tích cực cho gia chủ.

Tuyệt đối không đổ tàn tro một lần để làm đầy bát hương, mà nên cẩn thận bốc từng nắm. Thêm vào đó, trước mỗi lần bốc tro vào bát hương cũng phải khấn cúng: Con là… (họ và tên người khấn). Con xin bốc bát hương cho… (thần linh, tổ tiên, ông bà).

Bốc tro vào bát hương mới

Bốc tro vào bát hương mới

Bốc bát hương mới đặt lại vị trí ban đầu

Sau khi hoàn tất công đoạn bốc tro khi thay bát hương mới, bạn cần đặt đúng vị trí ban đầu. Thông thường trên mỗi bàn thờ sẽ trưng ba bát hương theo các thứ tự từ trái qua phải như: Bát hương ông bà, bát hương các vị thần linh và bát hương tổ tiên. 

Theo quan niệm từ ông bà ta ngày xưa rất xem trọng người khấn. Do đó, vị trí đặt bát hương được tính từ trái sang phải hoặc theo vị trí của người đại diện cúng khấn. 

Sắm lễ thay bát hương mới

Sắm lễ không cần quá cầu kỳ và xa hoa, bạn chỉ cần thành tâm chuẩn bị đủ mâm quả theo quy chuẩn là được như hoa tươi, trái cây tươi và nước sạch để dâng hương lên bàn thờ. Kế tiếp, thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn với Bề trên. Thế nhưng, bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày là bạn có thể thắp 1 nén hương để duy trì hương khói và tạo cảm giác ấm cúng cho không gian phòng thờ.

Sắp xếp các vị trí theo trình tự

Thay bát hương mới cần được đặt cố định và đúng vị trí trên bàn thờ. Tuyệt đối không xê dịch, sắp xếp lộn xộn. Vật phẩm thờ cúng khi dâng hương như hoa quả tươi, bánh mứt, mâm cỗ,… nên đặt ở phía trước bát hương là hợp phong thủy nhất.

an gian tho dep

Sắp xếp vị trí khi thay mới bát hương

Bài khấn thay bát hương mới

Hiện nay, đa số giới trẻ đều có chung một thắc mắc là “văn khấn thay bát hương mới như thế nào?” và “Làm sao để chuẩn bị bài văn khấn bốc bát hương mới chuẩn xác nhất?”. Để giải đáp vấn đề này, bạn có thể tham khảo văn khấn bát hương mới dưới đây:

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con tên là… (Tín chủ của… địa chỉ…)

Con làm lễ thay bát hương mới, mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bát hương mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các ông bà tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…

Sau khi khấn cúng đợi hương tàn thì thắp tiếp lần thứ hai. Nhang sắp tàn thì tiến hành hóa vàng mã, tờ khấn và vãi gạo, muối xung quanh nhà. Đến lúc hương tàn hẳn thì vái lạy xin được hạ lễ.

Thay bát hương mới vào tháng nào trong năm?

Theo phong tục truyền thống thờ cúng, mọi gia đình người Việt thường thay bát hương mới vào những ngày cuối năm cũ. Điều này mang ý nghĩa rằng có thể xua tan những điều xui xẻo, không tốt của năm cũ và đón chào năng lượng tốt và may mắn cho năm mới. 

Thời điểm tốt nhất để thay bát hương đó là ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu không thể sắp xếp kịp thời gian thì bạn có thể lựa chọn ngày khác trong khoản sau ngày 23 và trước đêm 30 Tết.

vach binh phong ban tho hai phong

Thay bát hương mới vào ngày 23 tháng chạp

Phân công người chủ trì lễ 

Nếu gia đình của bạn không có nhiều kinh nghiệm và không tự tin tự thay bát hương mới thì hãy nhờ sự giúp đỡ của các sư thầy. Với bề rộng về kiến thức và nghiên cứu về tâm linh, các Ngài sẽ không ngần ngại giúp bạn trong việc chủ trì lễ thay hương mới. Tuy nhiên, dù tự thay hay nhờ sư thầy thì gia chủ phải có tâm hướng thiện và lòng thành kính với thần linh, tổ tiên. Bởi vì, có như vậy thì những mong cầu mới được chứng giám và linh ứng.

Hy vọng từ những chia sẻ về quy trình thay bát hương mới đã phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc này. Tuy hành động này không quá khó khăn, nhưng nếu không chuẩn phong thuỷ có thể khiến bạn rước điềm xui xẻo vào người đấy. Hãy dâng hương bằng cả tấm lòng tôn kính của mình đến với thần linh, gia tiên để mọi mong cầu được thành hiện thực bạn nhé!

Related Posts