Bàn Thờ

Giải đáp thắc mắc “cúng thần tài xong có đốt vàng mã?

Cúng thần tài xong có đốt vàng mã

 Cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã hay không chắc hẳn đang là vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm. Thờ cúng Thần Tài là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam. Khi đã thờ tổ tiên, thần, Phật,… thì phải làm cho đúng, phải thành tâm thì các ngài mới chứng cho. Nếu bạn muốn làm rõ về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ của Mộc Gia Group trong bài viết dưới đây.

Cúng thần tài xong có đốt vàng mã

Cúng thần tài xong có đốt vàng mã không đang là thắc mắc của nhiều người

Cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã không? Vì Sao?

Dù là trên bàn thờ cúng tổ tiên hay cúng Thần Tài thì mọi người vẫn thường dâng vàng mã lên tổ tiên, Thần Tài khi làm lễ. Tuy nhiên, có rất nhiều người muốn biết chắc chắn rằng cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã hay tiếp tục để thờ. Bởi chúng ta đều biết rằng, theo tâm linh hay phong thủy thì việc làm đúng các nghi lễ là điều rất quan trọng. Nó không những thể hiện được sự thành tâm, lòng tôn kính của người hành lễ mà còn có tác động trực tiếp đến kết quả của việc thờ cúng đó.

Mộc Gia có thể trả lời chắc chắn với bạn rằng cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã như bình thường. Nó cũng giống như việc chúng ta đang gửi tiền sang thế giới bên kia cho Thần Tài để mong được may mắn, có nhiều tài lộc ở dương gian.

Tuy nhiên, việc cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề để không phạm vào những điều tối kỵ. Đó là:

  • Chúng ta phải hóa riêng vàng mã dùng để cúng Thần Tài với nguyên tắc “của ai thì người nấy nhận”, không được hóa chung với vàng mã cúng tổ tiên.
  • Chỉ nên đốt vàng mã sau khi đã hoàn thành việc cúng lễ Thần Tài và sau khi nhang đã cháy hết.
  • Cần chọn nơi sạch sẽ để hóa vàng, tốt nhất là ở trước nhà, đốt vàng mã trong lư hóa vàng, ở góc sân hay vườn trước nhà,…
  • Khi hạ lễ cúng vía Thần Tài, người hành lễ sẽ phải khấn vái 3 lần trước bàn thờ Thần Tài.

Cúng Thần Tài xong nên đốt vàng mã

Cúng Thần Tài xong nên đốt vàng mã

Tìm hiểu về phong tục thờ Thần Tài ở Việt Nam

Đối với những người, những gia đình tin vào tín ngưỡng và nhất là những gia đình làm ăn, buôn bán thì đều sẽ biết đến Thần Tài. Thờ Thần Tài được cho là sẽ mang lại may mắn, tài lộc, của cải, buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió cho mọi việc của gia chủ. 

Phong tục thờ Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó đã được du nhập vào Việt Nam từ rất nhiều năm trước đây. Cho đến nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy được bàn thờ Thần Tài trong nhiều gia đình hay tại hầu hết các cửa hàng. 

Thờ Thần Tài cần phải thắp hương mỗi ngày. Lưu ý về khung giờ tốt để thắp hương sẽ có 2 khoảng, từ 6 – 7 giờ sáng hoặc từ 18 – 19 giờ tối. Mỗi lần cần thắp 5 cây nhang và phải thay nước uống mỗi khi đốt hương. Cần chú ý thay nước lọ hoa thường xuyên để không làm ô uế, mất đi sự thanh tịnh của bàn thờ Thần Tài. Nên dâng lên bàn thờ Thần Tài nải chuối chín vàng. 

Ngày 10 tháng Giêng tính theo năm âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mỗi gia đình thờ Thần Tài đều sẽ chuẩn bị cơm cúng, lễ vật để dâng lên Thần Tài. Những lễ vật cần chuẩn bị để cúng vía Thần Tài gồm có:

  • 1 miếng heo quay
  • 1 con cua
  • 1 con cá lóc nướng
  • 1 con tôm
  • Hoa quả
  • 1 chum rượu
  • Vàng mã
  • 1 bình hoa

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ cơm cúng, vật phẩm thờ thì gia chủ cần phải lau dọn bàn thờ Thần Tài cho thật sạch sẽ, cẩn thận. Làm gì cũng phải thành tâm thì mong cầu Thần Tài phù hộ cho một năm mới ăn nên làm ra mới có thể thành hiện thực. 

Dân gian còn truyền nhau đi mua vàng đặt lên bàn thờ Thần Tài vào lúc cúng vía Thần Tài. Sau đó đeo lên người thì quanh năm sẽ gặp được nhiều may mắn, giàu sang, phú quý. 

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia phong thủy thì thời điểm tốt nhất để thắp hương cúng vía Thần Tài sẽ là vào buổi tháng. Hoàng đạo từ 7 – 9 giờ, tức giờ Thìn sẽ là đẹp nhất. 

Phong tục thờ Thần Tài tại việt nam

Phong tục thờ Thần Tài

3 điều cấm kỵ trong phong tục thờ Thần Tài cần ghi nhớ

Ngoài những lưu ý trong việc cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã thì bạn cũng phải nhớ những điều cấm kỵ sau khi gia đình có thờ Thần Tài:

Đặt bàn thờ Thần Tài ở gần những nơi ô uế

Một khi đã thuộc về thờ cúng, tâm linh thì bàn thờ đều phải được đặt ở những vị trí sạch sẽ. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ Thần Tài ở những khu vực có uế khí nặng như trước cửa phòng tắm, nhà vệ sinh, gần thùng rác,… Nếu đặt bàn thờ ở những khu vực này, uế khí sẽ làm vấy bẩn lên vị thần, làm mất đi giá trị của việc thờ cúng.

Lưu ý bàn thờ Thần Tài cũng không nên đặt ở những nơi quá ồn ào, lối đi lại. Vì những vị trí này sẽ không được thanh tịnh, nghiêm trang.

Cần đặt bàn thờ Thần Tài ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm

Cần đặt bàn thờ Thần Tài ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm

Để cho bàn thờ Thần Tài bị bụi bẩn mà không lau dọn

Phải luôn giữ cho bàn thờ Thần Tài được sạch sẽ, đó là một trong những cách để gia chủ bày tỏ được lòng thành kính của mình. Muốn vậy, bạn phải thường xuyên lau dọn bàn thờ, sử dụng khăn sạch hoặc có thể dùng nước thơm để lau dọn cho sạch sẽ.

Khi lau dọn hay làm lễ cúng bái đều phải có trang phục lịch sự, gọn gàng, đúng mực. Thái độ phải thật thành tâm và tuyệt đối kỵ những câu nói tục tĩu, lỗ mãng ngay cả trước, trong hay sau khi hành lễ.

Bỏ qua nghi lễ cần thiết khi làm lễ tiếp nhận Thần Tài

Có rất nhiều người đã quên hoặc bỏ qua nghi lễ quan trọng của việc tiếp nhận Thần Tài cho năm mới. Đây là một điều tối kỵ mà không nên phạm phải. Đó là đi bộ ra phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước. Tùy theo điều kiện của từng nhà mà số bước chân sẽ khác nhau. Vì vậy, mong rằng bạn sẽ ghi nhớ nghi lễ này để việc tiếp nhận Thần Tài cho năm mới được diễn ra một cách trọn vẹn.

Băn khoăn về việc cúng Thần Tài xong có đốt vàng mã hay không đã được làm rõ. Nếu còn lo lắng hoặc chưa rõ về điều gì, bạn hãy liên hệ với Mộc Gia Group để được tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm: Cúng Thần Tài mùng 1 cần chuẩn bị và lưu ý những điều gì?